Đi ngoài có bọt có phải là hiện tượng sinh lý bình thường?

Đi ngoài có bọt không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nó là biểu hiện của các vấn đề thuộc hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nếu hiện tượng này xuất hiện cùng với các triệu chứng khác và diễn ra trong thời gian dài thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý để thăm khám, điều trị sớm.

Đi ngoài có bọt là dấu hiệu của bệnh gì?

đi ngoài ra bọt dấu hiệu của bệnh gì

Hiện tượng đi ngoài ra bọt lẫn nhầy chỉ kéo dài một vài ngày có thể là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa, thường xuất hiện nhiều ở người già và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻsơ sinh. Tuy nhiên, nó thường hết rất nhanh. Nếu triệu chứng này kéo dài và có lẫn nhầy, rất có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm. Cụ thể:

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân:

- Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy.

- Uống nhiều rượu bia: Uống rượu bia quá mức sẽ làm mất đi một lượng lớn men tiêu hóa, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột hoặc tổn thương niêm mạc ruột.

- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Có một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh rất dễ gây tiêu chảy và hiện tượng đi ngoài có bọt.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường được đặc trưng bởi các triệu chứng: Đi ngoài có sủi bọt, táo lỏng xen kẽ; đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, trong một vài trường hợp cơn đau lan ra sau lưng. Người bệnh cũng có thể cảm thấy chướng bụng, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều. Một số triệu chứng khác cũng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa như: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn...

Viêm đại tràng

Trong trường hợp tình trạng đi ngoài ra nước có bọt kéo dài kèm theo một số triệu chứng khác thì có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng.

Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng có thể do bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm hoặc lao ruột. Một số trường hợp bị viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc chưa xác định được nguyên nhân chính xác.

Người bệnh viêm đại tràng có thể gặp một số triệu chứng như sau:

- Xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn ở vùng hố chậu phải hoặc vùng hạ sườn.

- Người bệnh bị rối loạn đại tiện, tiêu chảy liên tục, có khi táo lỏng xen kẽ. Đi ngoài ra phân nặng mùi, có lẫn bọt và nhầy máu. Một số bệnh nhân bị viêm loét đại tràng liên tục có cảm giác sôi sục trong ruột và muốn đi tiêu ngay lập tức.

- Người bệnh có cảm giác nặng bụng, thậm chí cảm thấy như có khối đá đè trong bụng. Khi đi đại tiện,trung tiện thì cảm giác này có thể thuyên giảm.

- Có sốt, người mệt mỏi,chán ăn, sút cân, suy nhược cơ thể.

Không chỉ xảy ra ở người lớn, trẻ sơ sinh cũng là đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng đi ngoài có bọt và nhầy do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Hệ tiêu hóa chưa phát triển, kém hấp thu, không tiêu hóa hết đường trong sữa, đường ruột của bé bị kích thích. Các vi khuẩn như E. coli, Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter cũngcó thể gây ra hiện tượng đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Nếu bị nặng, trẻ có thể bị chuột rút kèm theo sốt. Trong trường hợp này bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị sớm.

Điều trị tình trạng đi ngoài có bọt như thế nào?

Để điều trị tình trạng đi ngoài có bọt cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Với trường hợp có các triệu chứng viêm đại tràng thì người bệnh cần thực hiện xét nghiệm phân để phát hiện độc tố, nhiễm trùng và thực hiện soi đại tràng, chụp X-quang đại tràng, ruột non. Cần có chẩn đoán phân biệt viêm loét đại tràng với viêm đại tràng do nhiễm khuẩn, do virus hoặc bệnh Crohn để có hướng điều trị thích hợp.

- Bù nước và chất điện giải,men vi sinh: Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng. Do đó,người bệnh cần được bổ sung kịp thời bằng dung dịch Oresol hoặc nước gạo rang pha muối. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung men tiêu hóa để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ đại tràng hoạt động tốt hơn.

- Dùng thuốc tây điều trị:Thông thường, đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc tây có tác dụng chống viêm ruột (sulfasalazine,mesalamine, balsalazide…), thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy (actapulgite, loperamid, smecta…), thuốc chống co thắt đại tràng…Tuy nhiên, người bệnh chỉ sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc để tránh nguy cơ nhờn thuốc cũng như các tác dụng phụ của thuốc gây ra.

- Sử dụng các sản phẩm thảo dược tự nhiên:

Hiện nay, việc dùng các sản phẩm Đông y để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng đem lại nhiều kết quả khả quan và được các chuyên gia y tế khuyên dùng. So với các loại thuốc tây thì sản phẩm có nguồn gốc thảo dược khá lành tính, không có tác dụng phụ cũng như cho hiệu quả lâu dài và tiết kiệm chi phí. Một trong những sản phẩm hiện được đông đảo người bị bệnh đường tiêu hóa tin tưởng sử dụng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Tâm Bình, do Công ty Dược phẩm Tâm Bình sản xuất và phân phối.

Đại tràng Tâm Bình được bào chế hoàn toàn từ 12 vị dược liệu quý: Đẳng Sâm, Trần bì, Mộc hương bắc,Hoài sơn, Bạch truật, Bạch Linh, Nhục đậu khấu, Hoàng liên, Mạch nha, Sơn tra,Sa nhân, Cam thảo. Sản phẩm chính là sự phối hợp giữa bài thuốc cổ phương nổi tiếng Tứ quân tử thang (Đẳng sâm, Bạch truật, Bạch linh và Cam thảo) và nhiều vị dược liệu quý, được bào chế trên công nghệ hiện đại.

Đại tràng Tâm Bình có tác dụng ích khí, kiện tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, làm giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, đi ngoài có bọt, phân sống. Sản phẩm đã được chứng minh thực tiễn có hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa,viêm đại tràng cấp và mãn tính, đại tràng co thắt.

Với thành phần hoàn toàn các vị thảo dược tự nhiên, không trộn thuốc tây nên Đại tràng Tâm Bình không có tác dụng phụ, an toàn đối với cơ thể khi sử dụng.

Thực tế cho thấy, có không ít bệnh nhân bị viêm đại tràng phải kiêng khem rất khổ sở, sau khi dùng Đại tràng Tâm Bình đã ăn uống bình thường trở lại và không còn hiện tượng đau bụng,đi ngoài có bọt hay phân sống.

- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: 

Người bị đi ngoài nhiều lần,phân có lẫn bọt thì nên hạn chế thức ăn có thể gây khó tiêu như: thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ tái sống, sữa tươi, thực phẩm có nhiều đường lactose. Không dùng các đồ uống có tính kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nhiều đạm như thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành; ăn rau xanh có nhiều lá (rau ngót, rau cải, mùng tơi...) và uống đủ nước mỗi ngày.

Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ, kết hợp với tập thể dục hoặc chơi thể thao hằng ngày. Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt thì mẹ vẫn cho bé bú bình thường để tránh cho bé bị mất nước. Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn của chính mình, tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo no, các món nhiều dầu mỡ, đồ hải sản... Nên chọn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, thịt nạc, gà, sữa chua, bánh mỳ, các loại rau, củ quả...

Đối với trường hợp trẻ đi ngoài sủi bọt kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt cao, đi ngoài phân nhầy lẫn máu thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp.

>> DƯỢC PHẨM TÂM BÌNH <<

☎Hotline Dược sĩ chuyên môn tư vấn: 0865344349
💊Đặt mua trực tuyến: https://tambinh.vn/dai-trang-tam-binh_p1575.html
💊Hệ thống nhà thuốc phân phối trên toàn quốc: https://tambinh.vn/diem-ban/