Đi ngoài ra nước – Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp nguy hiểm

Đi ngoài ra nước có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên, có trường hợp bệnh kéo dài dẫn tới mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp điều trịchứng bệnh này trong bài viết dưới đây.

Đi ngoài ra nước

Đi ngoài ra nước là triệu chứng bệnh gì?

Hiện tượng đi ngoài ra nước có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp khi bệnh nhân đại tiện liên tục (trên 10 lần/ngày), không đau bụng. Phân lỏng hoặc hoàntoàn là nước, màu vàng, đôi khi lẫn dịch nhờn và thức ăn chưa được tiêu hóa hết.Bên cạnh đó, đi ngoài ra nước còn là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý về đường tiêu hóa như:

Ngộ độc thực phẩm:

Bệnh xảy ra khi ăn phải những thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thức ăn bị biến chất hoặc chứa chất gây ngộ độc… Triệu chứng nhận biết rõ ràng nhất là đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng,có dịch nhầy hoặc máu.

Ung thư dạ dày:

Bệnh rất dễ nhầm với các triệu chứng viêm dạ dày hoặc đường ruột. Bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng,đi ngoài lúc táo lúc lỏng, phân có màu xanh, mùi tanh khó chịu, người mệt mỏi,chán ăn, buồn nôn…

Đại tràng co thắt:

Bệnh xảy ra khi ăn phải đồ lạ, thực phẩm ôi thiu, sử dụng chất kích thích hay căng thẳng thần kinh. Các triệu chứng thường gặp như: tiêu chảy hoặc táo bón,đau quặn dưới rốn, khó tiêu, mức độ đau giảm dần sau khi đi đại tiện.

Viêm đại tràng cấp và mạn tính:

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn ở đại tràng. Bệnh nhân có biểu hiện đau quặn ở xương chậu hoặc vùng hạ sườn,đi ngoài liên tục, phân lỏng, có nhầy, máu. Người mệt mỏi, chán ăn, sốt. Trongtrường hợp nặng, người bệnh bị sút cân, hốc hác.

Nguyên nhân đi ngoài ra nước

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra nước. Cụthể:

Ăn uống: Chế độ ăn uống chưa khoa học và không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị ôi thiu làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước.

Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun, sán, trùng roi Giardia lamblia trong món ăn tái, sống hoặc nguồn nước ô nhiễm theo đường tiêu hóa vào cơ thể cũng là tác nhân gây đi ngoài.

Nhiễm vi khuẩn và virut: Các loại vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn, virut rota… là tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng đi ngoài nước.

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài làm mất cân bằng khuẩn trong đường ruột, gây đi ngoài.

Không dung nạp đường lactose: Đường lactose được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa loại đường này, dẫn đến việc đi ngoài sau khi sử dụng một vài loại sữa.

>> Tìm hiểu thêm: Đau bụng đi ngoài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chữa đi ngoài ra nước thế nào?

Điều trị đi ngoài ra nước chủ yếu là bù nước cho cơ thể, cầm tiêu chảy bằng cách sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống.

Bù nước và chất điện giải

Đingoài liên tục khiến cơ thể bị mất nước. Vì vậy, việc bổ sung lại lượng thiếu hụt đó là điều rất cần thiết. Người bệnh có thể uống nhiều nước hoặc dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải cần thiết.

Điều trị bằng thuốc

Trong các trường hợp đi ngoài ra nước thì điều trị bằng thuốc tây là giải pháp làm thuyên giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: thuốc làm giảm nhu động ruột, thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc kháng sinh, thuốc bổ sung men vi sinh…

Ngoàira, trong dân gian có một số bài thuốc chữa đi ngoài rất hiệu quả như:

-        Lấy một nắm búp ổi tươi, rửa sạch, nhai với ít muối.

-        Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ, trộn với 1 qua trứng gà, hấp cách thủy. Ăn 1 ngày 2 lần, sau 2-3 ngày bệnh sẽ hết.

-        100g rau sam tươi và 50g cỏ sữa, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng đi ngoài ra nước mà không phải lo lắng các tác dụng phụ đối với sức khỏe, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm từ Đông y. Tiêu biểu trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Tâm Bình.

Với các thành phần từ thảo dược, được bào chế bằng công nghệ hiện đại, Đại tràng tâm Bình có tác dụng: bổ tỳ ích vị, kích thích tiêu hóa, chống viêm loét, kháng khuẩn. Từ đó, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài ra nước, phân sống, cầm tiêu chảy, giảm kích thích co thắt đại tràng.

Đối với trường hợp bị đi ngoài ra nước do viêm đại tràng cấp tính, đại tràng co thắt…thì người bệnh nên sử dụng sản phẩm liên tục 2-3 tháng. Nếu bệnh ở giai đoạn mạn tính thì uống trong thời gian lâu hơn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chế độ ăn uống đau bụng đi ngoài

Để giảm tình trạng đi ngoài ra nước, người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột và chất đạm, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp phân đặc hơn. Cơm, cháo, bánhmì, thịt nạc, thịt gà… là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung vitamin và chất khoáng, chất điện giải bằngcách tích cực ăn các loại trái cây, rau củ như chuối, táo, cam, quýt, cà rốt,rau sam…

Đồng thời trong quá trình điều trị, người bệnh tránh sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ,đồ ăn nhanh, rau sống, món gỏi… Tuyệt đối không nên uống sữa hoặc sử dụng rượu,bia và các chất kích thích cho đến khi khỏi bệnh.

Ngoài ra, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, dùng các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Nếu triệu chứng đi ngoài ra nước kéo dài trên hai ngày, tốt nhất bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Nguồn tham khảo: https://tambinh.vn/tieu-chay-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri/